Tìm hiểu thế nào là nguồn điện "bẩn" và cách xử lí cơ bản với Hifi Store và Audiophile Philip Hung Cao.

HiFi Store Podcast Điện Audio LAB (5 of 20).jpg

Trong số Podcast đầu tiên của Audio LAB, chủ đề là mạn đàm về vấn đề điện sạch có ảnh hưởng thế nào tới trải nghiệm âm thanh. Từ trước đến nay, Audiophile hầu hết đã thuộc nằm lòng quy tắc "Nhất Điện, Nhì Phòng, Tam Kê, Tứ Kệ" - Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của dòng điện luôn được đặt lên hàng đầu.

Từ đó, một khái niệm đã xuất hiện là điện sạch và điện bẩn. Để dễ dàng hình dung thì điện sạch là điện nguyên bản dẫn ra trực tiếp từ các nhà máy sản xuất điện (vd: Thuỷ Điện/Nhiệt Điện). Ở chiều hướng ngược lại, điện bẩn là dòng điện đã đi vào hệ thống đi qua rất nhiều nơi chẳng hạn như khu dân cư, nhà máy khiến cho các nhiễu được sinh ra do các máy móc được con người sử dụng. Bên cạnh đó, các sóng điện tử cũng góp phần khiến cho dòng diện không còn "thuần khiết" nữa.

HiFi Store Podcast Điện Audio LAB (17 of 20).jpg

Đó là về góc độ kĩ thuật còn trong trải nghiệm thực tế của anh Philip Hung Cao thì đã có lần anh kết nối một chiếc quạt chung với ổ cắm đang sử dụng cho thiết bị âm thanh thì khi đó anh không thể dùng remote để điều khiển được nữa. Thì sau đó, nguyên nhân được anh tìm ra là do từ trường nhiễu từ chiếc quạt đã ảnh hưởng tia hồng ngoại từ remote đến với dàn âm thanh. Đây cũng là một ví dụ nhỏ để thấy được sự ảnh hưởng của nhiễu từ đến trải nghiệm âm thanh.
Như vậy một câu hỏi được đặt ra là làm sao để biết nguồn điện của mình bị bẩn? Thực tế thì gần như chúng ta sẽ không thể cảm nhận bằng mắt thường được mà phải đi theo hai hướng. Nếu thiên về kỹ thuật thì chúng ta có thể dùng các thiết bị đo chuyên nghiệp, còn không thì phải cảm nhận bằng việc lắng nghe. Nếu như nguồn điện không sạch thì âm thanh nghe sẽ không tốt được.

HiFi Store Podcast Điện Audio LAB (16 of 20).jpg

Anh Philip Hùng Cao cũng chia sẻ thêm một câu chuyện khá thú vị rằng khi chưa sử dụng các thiết bị chuyên dụng về điện cho Audio thì anh có thể cảm nhận rõ ràng được sự hay, dở của âm thanh ở từng mốc thời gian trong ngày. Điển hình như trong khung giờ vàng sinh hoạt gia đình từ 6h đến 9h tối thì chất lượng âm thanh khá tệ bởi có rất nhiều thiết bị được cắm vào ổ điện (Tivi, laptop, điện thoại...) điều này khiến cho nhiễu truyền ngược lại vào hệ thống điện và ảnh hưởng đến bộ dàn âm thanh. Ngược lại khi đến nửa đêm, số lượng thiết bị dùng điện giảm xuống đáng kể thì dòng điện trở nên "sạch hơn" và khiến cho trải nghiệm của anh khác biệt hoàn toàn. Và khi nhận ra được đặc điểm này, anh cũng đã đặt quyết tâm xây dựng cho mình một hệ thống điện chỉn chu hơn để có thể nghe nhạc ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày chứ không nhất thiết phải chờ đến đêm khuya.

HiFi Store Podcast Điện Audio LAB (19 of 20).jpg

Song song đó, Audio LAB khá tâm đắc với một nhận định của anh về việc có khá nhiều người dùng bắt đầu bước chân vào thế giới âm thanh thường có xu hướng tập trung nhiều vào "bề nổi" nhiều hơn chẳng hạn như các thiết bị Loa, Ampli... mà quên mất cái gốc rể là phần nguồn đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra được một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh. Anh Philip nói vui rằng mình là người chơi hệ "Nguồn" cũng xuất phát từ góc nhìn nói trên.

HiFi Store Podcast Điện Audio LAB (20 of 20).jpg

Trong video podcast, anh Thắng và anh Philip cũng có những chia sẻ về việc sử dụng các thiết bị như dây dẫn, ổ cắm và cả nguồn cấp điện để có được một dòng điện sạch nhất cho hệ thống âm thanh Hi-Fi. Mời bạn đọc xem video để có được những chia sẻ và kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng nền tảng âm thanh cho chính bản thân mình.
Nguồn: Audio LAB.
0